Truyền thông luôn là chủ đề nóng hổi được đông đảo các bạn trẻ yêu thích bởi đây là ngành nghề có sự đóng góp và ảnh hưởng rất lớn đến quá trình phát triển của tất cả mọi doanh nghiệp.
Brand name (xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu, nhãn hàng) là một trong những khía cạnh không kém phần quan trọng trong chiến lược làm truyền thông và marketing.
Vậy để xây dựng thành công thương hiệu (brand name) chúng ta cần phải đáp ứng được những tiêu chí nào, những khó khăn gì cần phải vượt qua trong quá trình thực hiện ?
Để xây dựng thương hiệu cần những yếu tố nào, lời chia sẻ từ góc nhìn của Chuyên gia CMO – CEO Founder của Agency marketing, mời các bạn cùng tham khảo:
1. Văn hóa doanh nghiệp
Việc xây dựng thương hiệu gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển của một doanh nghiệp, vì vậy văn hóa doanh nghiệp rất quan trọng.
Chúng ta cần phải xác định được:
– Sứ mệnh: Brand name khi ra đời phải giải quyết được một vấn đề, hay còn gọi là nhu cầu thực tế của xã hội. Bởi không có doanh nghiệp nào đi rao bán niềm tin, tất cả mọi thứ cần phải có một sản phẩm cụ thể, mang lại doanh thu thực tế.
– Văn hóa môi trường làm việc: mỗi doanh nghiệp sẽ có nền văn hóa riêng, tùy theo đặc thù công việc mà sẽ áp dụng sao cho phù hợp.
– Tầm nhìn của doanh nghiệp ở tương lai ra sao, phát triển như thế nào, hoàn thiện và bổ sung ra sao, trong bao lâu, tìm nhìn ngắn hạn và dài hạn như thế nào …
2. Chiến lược phát triển:
Doanh nghiệp của bạn kinh doanh về lĩnh vực gì, nên tập trung đẩy mạnh việc phát triển cơ sở hạ tầng trên môi trường internet trước sau đó mới mở văn phòng quy mô nhỏ rồi sau đó tiến hành nâng cấp lên quy mô trụ sở chính.
Hay bạn muốn kinh doanh bằng cách thuê một mặt bằng ở vị trí mặt tiền đường lớn sau đó tiến hành setup bán hàng, lấy lợi nhuận để thuê đội ngũ phát triển, mở thêm chi nhánh, sau đó mới đầu tư vào việc xây dựng hạ tầng online ?
3. Nhân tài
Brand name không thể tồn tại và phát triển nếu như đằng sau không có một đội ngũ nhân tài, làm việc và cống hiến vì tập thể, đóng góp vì tầm nhìn chung của doanh nghiệp.
Cũng giống như câu nói “hiền tài là nguyên khí quốc gia“ – Thân Nhân Trung.
Các tầng lớp lãnh đạo, người sáng lập doanh nghiệp nên tập trung tìm kiếm, chọn lọc và đạo tạo nguồn lực nhân sự với những chỉ tiêu, quan điểm tương ứng với đặc thù công việc, động viên và khen thưởng kịp thời để mang lại kết quả tốt nhất.
4. Truyền thông:
Có thể nói truyền thông được xem là linh hồn của cả một doanh nghiệp, Brand name cần có truyền thông để tiếp cận đúng insight theo những thông điệp được xác định cụ thể, được lên kế hoạch một cách đàng hoàng chi tiết nhằm chạm tới cảm xúc và trái tim của khách hàng để xây dựng niềm tin một cách bền vững.
Có rất nhiều phương thức để làm truyền thông nhưng được chia làm 2 môi trường phổ biến đó là online và offline. Các bạn có thể tìm hiểu thêm ở những bài viết khác của chúng tôi, bởi bài viết này chỉ giới thiệu một cách sơ lược.
5. Đổi mới và sáng tạo:
Ngoài những thứ cố định chẳng hạn như: logo, slogan, sứ mệnh, giá trị cốt lõi. Tất cả những thứ còn lại theo thời gian cần phải thay đổi sao cho thích hợp với thị trường, với quy luật thiên biến vạn hóa của tự nhiên. Thuận theo ý trời, làm việc mang lại giá trị cho cộng đồng là những nhân tố quyết định sự tồn vong của cả một doanh nghiệp kể từ lúc hình thành lẫn phát triển trong tương lai.
Brand name không chỉ đơn giản là thương hiệu mà đó còn là trái tim của doanh nghiệp cần được giữ gìn nét đẹp vốn có và phát huy một cách triệt để.
6. Đột phá:
Sau khi đã xác định và hoàn thành những chiến lược được trình bày ở phía trên chúng ta cần phải bức phá nhằm mang lại những thành quả vượt xa mong đợi.
Hãy đưa Brand name doanh nghiệp của bạn vươn xa ra thị trường thế giới, đừng mãi làm việc trong một không gian eo hẹp trong nước, chúng ta cần phải lớn mạnh vì sự đóng góp và phát triển chung của đất nước và toàn xã hội.
– Nguyễn Phi Long-