Làm thế nào để khởi nghiệp kinh doanh thành công, làm sao để chúng ta có thể xây dựng cho riêng mình một thương hiệu riêng, dùng cho doanh nghiệp với quy mô vừa và nhỏ. Ngay sau đây, xin mời quý vị và các bạn cùng chúng tôi xem qua nội dung chi tiết được trình bày cụ thể bên dưới đây nhé, bắt đầu nào:
Hướng dẫn cách xây dựng thương hiệu doanh nghiệp vừa và nhỏ. Bài học này, các bạn có thể áp dụng ngay vào thực tế.
Phần 1: Xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp nhỏ, việc đầu tiên cần làm là “Đặt tên cho doanh nghiệp”.
Mỗi doanh nghiệp đều có một cái tên riêng, thông thường với quy mô nhỏ, chúng ta sẽ thường nghe đến những cái tên như: Công ty TNHH Một thành viên, Doanh nghiệp tư nhân, Hộ kinh doanh cá thể …
Tên gọi của doanh nghiệp một phần thể hiện ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh, vừa khẳng định chủ quyền của người sở hữu. Chúng ta nên đặt tên sao cho không bị trùng lập với những doanh nghiệp đã có mặt trên thị trường, nên vừa ngắn gọn, thể hiện được bản chất của vấn đề, xúc tích, dễ đọc, dễ hiểu, dễ ghi nhớ …
Phần 2: Xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp nhỏ cần quan tâm chú ý đến việc thiết kế logo và đăng ký bảo hộ thương hiệu.
Có nhiều cách để phát triển thương hiệu dành cho doanh nghiệp nhỏ, người thì đi xây dựng theo tên doanh nghiệp. Nhưng trước sau gì các bạn cũng cần phải có một cái logo để làm nhận diện của công ty mình so với người khác, doanh nghiệp khác.
Với những ai chưa rành về kỹ thuật thì có rất nhiều dịch vụ thiết kế logo giá rẻ, sau khi design xong chúng ta có thể nhờ họ kiểm tra và đăng ký bảo hộ thương hiệu với Cục sở hữu trí tuệ, thuộc bộ khoa học và công nghệ. Tránh trường hợp bị người khác ăn cắp bản quyền. Thông thường việc design logo có thể giao động trong khoảng từ 2 triệu – 6 triệu cho đến khi hoàn thành dự án. Thủ tục đăng ký xét duyệt và hoàn thành việc bảo hộ thương hiệu mất khoảng 1 năm. Các bạn nên lưu ý điều này để chuẩn bị từ trước.
Phần 3: Xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp nhỏ cần tập trung vào chất lượng sản phẩm và phong cách phục vụ đối với khách hàng.
Lấy một ví dụ cho dễ hiểu nhé. Ở tại Thế giới di động, họ không chỉ bán cho chúng ta những sản phẩm đang có mặt trên thị trường, mà đó còn là trải nghiệm đối với khách hàng, từ cách phục vụ, tác phong làm việc chỉnh chu cho đến các chương trình hậu mãi. Nên mặc dù giá bán có cao hơn so với mặt bằng chung thì khách hàng vẫn chọn nơi đây là địa chỉ đáng tin cậy.
Với những doanh nghiệp vừa và nhỏ đang trong giai đoạn phôi thai, chuẩn bị hình thành thì người sáng lập gần như phải làm tất cả mọi thứ. Chúng tôi khuyến khích các bạn nên tập trung vào chất lượng sản phẩm mà mình đang kinh doanh, làm việc đúng với lương tâm và đạo đức nghề nghiệp thì mới có thể tồn tại được trên thị trường.
Phần 4: Xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp nhỏ cần tập trung vào các chiến lược truyền thông ngắn hạn.
Chủ các doanh nghiệp vừa và nhỏ nên tập trung quan tâm đến chiến lược marketing ngắn hạn của mình, phân tích, tìm kiếm giải pháp phù hợp để nhanh chóng mang về nguồn doanh thu để có thể tái vận hành doanh nghiệp một cách trơn tru.
Khi mọi thứ đã vào guồng quay ổn định, chúng ta nên tập trung tuyển dụng, đào tạo nhân sự sao cho phù hợp với chỉ tiêu cụ thể. Sau đó đưa ra chiến lược phát triển doanh nghiệp, chiến lược marketing trung và dài hạn tương ứng.
Phần 5: Đúc kết các kênh Truyền thông và marketing phù hợp dành cho việc xây dựng thương hiệu đối với doanh nghiệp nhỏ.
Chọn lọc một số kênh truyền thông phù hợp dành cho việc phát triển thương hiệu doanh nghiệp ở quy mô vừa và nhỏ: Facebook Marketplace, Fanpage Facebook, Website, Google Adwords, Youtube channel, Zalo, Tiktok …
Ngoài ra còn có những cách truyền thông đơn giản như: in logo thương hiệu công ty lên áo, tổ chức event hoạt náo, đăng ký sử dụng dịch vụ viết bài PR doanh nghiệp trên báo hoặc tạp chí tại địa phương …